Góc nhìn chuyên gia: Cách điều trị và phòng bệnh trĩ hiệu quả
Chuyên gia về các bệnh tiêu hóa trao đổi về các vấn đề về bệnh trĩ và liệu pháp điều trị
-
-
Trĩ là một căn bệnh phổ biến với tỷ lệ người mắc ngày một gia tăng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, kiến thức cơ bản về bệnh cũng như hiểu biết về cách điều trị và phòng ngừa sao cho đúng thì nhiều người còn mơ hồ. Đó là lý do vì sao nhiều bệnh nhân than phiền rằng điều bệnh trĩ nhiều lần, trong thời gian dài mà bệnh vẫn “bám diết”, gây ra những phiền toái không nhỏ trong cuộc sống.
Nhằm giúp bệnh nhân trĩ nói riêng và độc giả nói chung có cách nhìn toàn diện về bệnh trĩ và phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả, BTT đã có buổi phỏng vấn với PGS.BS. Nguyễn Minh Phú (Nguyên Chủ nhiệm đề tài Ứng dụng Đông y trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa) trao đổi về vấn đề này.
-
P/V: Chào PGS.BS. Nguyễn Minh Phú, xin ông cho biết bệnh trĩ là gì và làm thế nào để biết mình bị trĩ?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Chào bạn và xin chào quý độc giả của Thuocbietduoc.
Trĩ là một loại bệnh ở vùng hậu môn, trực tràng. Đây là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị phình đại quá mức, tạo thành các búi trĩ gây vướng víu, khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Bệnh trĩ rất phổ biến, như người xưa từng nói “thập nhân cửu trĩ”, tức là cứ 10 người có tới 9 người mắc bệnh trĩ. Trong xã hội ngay nay thì số người đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh trĩ ngày càng gia tăng, vừa là do số người mắc bệnh tăng và vừa do người dân đã ý thức hơn về bệnh nên đi khám và điều trị từ sớm.
-
Triệu chứng của bệnh trĩ
Để biết mình có bị mắc bệnh trĩ hay hông và độ mấy thì người bệnh cần đi khám mới biết chính xác. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận ra mình mắc bệnh trĩ qua một số biểu hiện của bệnh sau đây, ví dụ: đi ngoài ra máu tươi, sa búi trĩ (khi bệnh nhẹ thường búi trĩ chưa sa xuống nhưng khi bệnh nặng thì búi trĩ sa ra ngoài rõ và sờ thấy được). Ngoài ra, còn một số triệu chứng phụ khác như: táo bón, đau rát khi đi vệ, ẩm ướt vùng hậu môn…cũng thường gặp ở bệnh nhân mắc trĩ.
P/V: Bệnh trĩ có mấy loại và nguyên nhân phổ biến do đâu, thưa bác sĩ?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Như chúng ta đã biết thì bệnh trĩ có 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp
- Trĩ nội: búi trĩ hình thành phía trên đường lược. Lúc đầu mắc bệnh, bênh nhân thường không biết hay sờ thấy vì búi trĩ nằm ở sâu bên trong hậu môn; khi bệnh nặng thì búi trĩ trồi ra bên ngoài lúc đại tiện.
- Trĩ ngoại: búi trĩ hình thành phía dưới đường lược (bên cạnh hậu môn), người bệnh có thể nhìn hoặc chạm thấy được. Búi trĩ ngoại thường có màu đỏ, tím như máu đông.
- Trĩ hôn hợp: khi búi trĩ hình thành ở cả phần trên và dưới đường lược, hoặc khi bệnh lý trĩ nội quá lớn khiến cho búi trĩ trồi ra bên ngoài hoặc không trồi được vào trong thì có thể hiểu đó là trĩ hỗn hợp.
-
-
Phân loại trĩ
-
P/V: Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ và những đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất thưa ông?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Về nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thì cũng rất nhiều. Có thể kể đến như bị trĩ do táo bón kéo dài; khi đó người bệnh cần dùng nhiều lực để rặn, lực này đè lên các tĩnh mạch hậu môn, khiến các tĩnh mạch chịu áp lực lớn, lâu ngày gây co dãn và dẫn đến trĩ. Những đối tượng phải ngồi nhiều, đứng nhiều hay vận động mạnh do tính chất công việc cũng khiến lực dồn nén xuống hậu môn lớn và dễ gây bệnh trĩ. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như: thói quen đại tiện quá lâu (vừa đi toilet vừa đọc truyện, chơi điện tử…); do quan hệ qua hậu môn; do thừa cân béo phì hoặc đang mang thai, sinh nở, do tuổi cao…
-
Thói quen ngồi vệ sinh quá lâu là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ - Từ nguyên nhân gây bệnh mà tôi vừa trình bày cũng cho thấy luôn những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Từ trẻ nhỏ, nam thanh nữ tú, phụ nữ mang thai đến người già đều có thể mắc căn bệnh này. Trong đó phổ biến nhất có lẽ là “dân” văn phòng, lái xe, công nhân các khu công nghiệp vì họ thường phải ngồi nhiều, đứng nhiều trong một tư thế.
P/V: Bệnh trĩ theo phản ảnh của rất người bệnh là gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, họ phải chịu đau đớn, ngứa rát, ẩm ướt không được đi bơi, tự ti trước mọi người…Vậy ngoài những bất tiện này ra thì bệnh trĩ có biến chứng gì không thưa bác sĩ?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chưa trị kịp thời.
Đầu tiên có thể kể đến như biến chứng tắc mạch, đây là hiện tượng các búi trĩ đột ngột sưng to khiến người bệnh đau dữ dội do những bóc máu hay những cục máu đông ở trong lòng mạch máu gây nên. Lúc này phẫu thuật lấy cục máu đông ra ngay là việc làm cấp thiết.
Thứ hai là biến chứng nghẹt – giai đoạn đầu của hiện tượng hoại tử búi trĩ, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Các búi trĩ chuyển màu xám hoặc nâu đỏ với những nốt xám đen xuất hiện rải rác.
-
Thứ 3 là biến chứng bội nhiễm. Các búi trĩ sa ra ngoài, chảy máu liên tục gây nhiễm trùng và dẫn tới nguy cơ mắc những loại bệnh khác ở vùng hậu môn.
Thứ 4 là biến chứng rò hậu môn và áp xe hậu môn.
P/V: Dạ vâng, quả thật bệnh trĩ cũng có quá nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy việc điều trị bệnh kịp thời là hết sức quan trọng, xin bác sĩ cho biết để điều trị bệnh trĩ có những phương pháp nào?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Hiện nay với tiến bộ của y học hiện đại con người đã tìm ra nhiều cách điều trị bệnh trĩ khác nhau: thực phẩm chức năng, bài điều trị dân gian, sản phẩm tây y, sản phẩm đông y, phẫu thuật ngoại khoa…
Phương pháp sử dụng các bài điều trị dân gian và thực phẩm chức năng: sử dụng một số bài dân gian đơn giản như uống nước ép lá diếp cá, xông lá trầu không và lá dâu tằm, ăn chuối tiêu hàng ngày, tập thóp hậu môn…hay sử dụng thực phẩm chức năng. Phương pháp này tuy đơn giản và dễ thực hện, tuy nhiên hiệu quả điều trị thấp và thường chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc dùng để phối hợp điều trị với một phương pháp khác.
-
Phương pháp điều trị nội khoa Tây y: chủ yếu là các dạng uống, gel bôi đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, chống phù nề, trợ tĩnh mạch, giảm đau, chống nhiễm trùng. Việc sử dụng các loại sản phẩm này cần có chỉ định chính xác từ bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp trĩ cấp, với bệnh mãn tính thì không nên áp dụng bởi sản phẩm Tây chỉ làm giảm triệu chứng chứ không điều trị được tận gốc bệnh.
Phương pháp điều trị ngoại khoa Tây y: Khi bệnh nhân đã điều trị nội khoa không hết, bệnh tiến triển nặng (độ 3,4) thường sẽ được chỉ định phẫu thuật trĩ bằng một trong những cách phổ biến: khâu treo trĩ bằng tay, phương pháp Longo, cắt búi trĩ, cắt trĩ bằng laser…Phẫu thuật trĩ có một số ưu điểm như thời gian thực hiện và phục hồi nhanh. Tuy nhiên đây cũng không phải là phương pháp giải quyết được dứt điểm bệnh, khả năng tái phát cao sau một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, phẫu thuật trĩ có thể để lại một số biến chứng như hẹp hậu môn, nhiễm trùng, apxe hậu môn, đại tiện mất tự chủ…
Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng sản phẩm Đông y: Đây là phương pháp được đánh giá ưu việt nhất trong điều trị bệnh trĩ. Các bài hỗ trợ điều trị đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và quan trọng là mang lại hiệu quả điều trị bệnh triệt để, tận gốc cho bệnh nhân.
P/V: Như bác sĩ vừa chia sẻ thì sử dụng sản phẩm Đông y có vẻ là phương pháp tốt nhất trong điều trị bệnh trĩ. Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn điều này được không?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Theo quan điểm của Đông y thì gốc rễ của bệnh trĩ là từ bên trong, tức là liên quan nhiều đến tác tạng phủ như tâm, can, tỳ, phế, thận. Do đó, để điều được bệnh trĩ, bên cạnh việc chống viêm, giảm đau, cầm máu và làm co búi trĩ thì còn phải ngăn chặn được các yếu tố như Phong, Thấp, Nhiệt…xâm nhập vào tràng vị khiến huyết không thông gây ứ trệ ở đại trực tràng. Ngoài ra, cần điều hòa tạng phủ, âm dương, bổ khí, hoạt huyết để ngăn ngừa trĩ tái phát. Trong các phương pháp điều trị bệnh trĩ thì chỉ có sản phẩm đông đáp ứng được yêu cầu này, vừa hiệu quả lại khá toàn diện, không cần phải phẫu thuật phức tạp.
P/V: Nhưng sản phẩm đông y cũng có rất nhiều loại, người bệnh làm thế nào để chọn được sản phẩm đông y tốt và phù hợp để điều trị bệnh cho mình?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Thị trường sản phẩm điều trị nói chung và sản phẩm đông dược nói riêng hiện tại có thể nói là bát nháo, đôi khi thật giả lẫn lộn, thần y với lang băm đôi khi chỉ cách nhau một bước. Vì vậy, tôi vẫn thường khuyên bệnh nhân của mình nếu điều trị bằng phương pháp đông y thì tốt nhất nên tìm đến những đơn vị khám điều trị bệnh uy tín, chất lượng và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn.
Một trong những đơn vị có tiếng và bề dày kinh nghiệm điều trị các bệnh đường tiêu hóa trong đó có bệnh trĩ, đó là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng sản phẩm điều trị dân tộc với bài điều trị Thăng trĩ Dưỡng huyết thang.
P/V: Xin ông nêu rõ hơn thông tin về bài điều trị này?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Theo thông tin tôi được biết, thì bài điều trị Thăng trĩ Dưỡng huyết thang này được nghiên cứu và phát triển từ bài trị bệnh trĩ của người H’Mông, có gia giảm thêm một số vị khác để phù hợp với cơ địa sinh bệnh thời nay.
Bài điều trị gồm 2 loại, sản phẩm uống và sản phẩm ngâm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược đông y. Sản phẩm uống thì bao gồm một số vị như Khương hoàng, Tam thất, Địa du, Thăng ma, Sài hồ…Sản phẩm ngâm thì gồm có Hòe hoa, Bồ công anh, Hoàng liên, Ngư linh thảo, Sà sàng tử, Đào nhân…Thực ra đây là những vị khá phổ biến, không xa lạ gì trong Đông y; nhưng cái hay của người chế ra bài này nằm ở cách phối vị, cân đo từng hàm lược dược liệu, dược chất sao cho phát huy được tốt nhất công dụng trị bệnh của từng vị sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị của bài điều trị bệnh.
Tỷ lệ thành công khi điều trị bệnh trĩ bằng bài điều trị Thăng trĩ Dưỡng huyết thang lên tới trên 90%. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi sử dụng bài điều trị này người bệnh cần kiên trì bởi tác dụng của sản phẩm đông y không thể “uống ngày trước, ổn định ngày sau”. Thông thường, bệnh nhân uống sản phẩm trong vòng 1-3 tháng tùy mức độ bệnh sẽ cho kết quả khả quan, hết đau, hết chảy máu, búi trĩ co lại.
P/V: Đối tượng nào có thể sử dụng bài điều trị này, thưa ông?
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Tất cả đối tượng bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp ở các cấp độ đểu dùng được bài điều trị này, kể cả bà mẹ đang nuôi con nhỏ, trẻ em cũng dùng được do sản phẩm bào chế bằng thảo dược an toàn, lành tính. Phụ nữ có thai những tháng đầu không nên dùng, và cần phải theo chỉ định của bác sĩ.
P/V: Vâng, xin cảm ơn bác sĩ. Đây quả thực là thông tin tốt lành đối với người bệnh trĩ. Hy vọng sẽ có nhiều người biết đến thông tin bài sản phẩm này và được điều trị ổn định bệnh.
Như đã đề cập ở phần đầu, bệnh trĩ ngày càng gia tăng nhất là ở giới trẻ, nhân viên văn phòng. Vậy xin bác sĩ cho một vài lời khuyên để phòng căn bệnh này.
PGS.BS. Nguyễn Minh Phú: Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như:
Bổ sung chất xơ giúp hạn chế trĩ - - Bổ sung chất xơ qua ăn uống hàng ngày từ rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt…nhằm tạo thuận lợi cho tiêu hóa, làm sạch trực tràng
- Hạn chế rượu, bia, café, trà, thức ăn nhiều gia vị cay nóng
-
Nên hạn chế ăn những đồ cay nóng -
- Uống nhiều nước, có thể nước tinh khiết và các loại nước ép trái cây
- Không cố nhịn đi vệ sinh, tập thói quen đi vệ sinh vào giờ cố định trong ngày càng tốt.
- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, nên đi lại giải lao vào giữa giờ lao động, học tập
- Tập thể dục, thể thao ở mức vừa phải với cường độ phù hợp. Một số môn được khuyến khích như đi bộ, bơi lội…rất tốt trong phòng ngừa bệnh trĩ.
- Chú ý vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ.
Theo thuocbietduoc.com.vn